QUY TRÌNH SƠN TĨNH ĐIỆN

QUY TRÌNH SƠN TĨNH ĐIỆN


Quy trình sơn tĩnh điện gồm 4 bước cơ bản sau:

1. Xử lý bề mặt (Pre-treatment).

2. Làm khô (Drying).

3. Phun sơn (Spray Painting).

4. Sấy (Paint Baking).

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn

Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau:

– Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí).

– Sản phẩm sạch rỉ sét.

– Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn.

– Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại.

* Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất.

* Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau:

1. Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.

2. Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl.

3. Bể rửa nước sạch.

4. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt.

5. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.

6. Bể thụ động hóa sản phẩm.

7. Bể rửa nước sạch.

– Các bể này được xây và phủ nhựa Composite.

– Sản phẩm sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.

Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn

– Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn.

Bước 3: Sơn sản phẩm

– Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun sơn và thu hồi sơn.

Bước 4: Sấy khô

Sau khi tiến hành phun xong, bạn sẽ đưa sơn vào sấy khô trong buồng phun và thu hồi sơn. Công đoạn sấy khô này sẽ giúp sơn bám chắc, đều lên bề mặt hơn so với thông thường, nhiệt độ được thiết lập theo tiêu chuẩn, giúp sơn bám đều bề mặt hơn. Trong quá trình này cũng thu về lượng sơn dư để tái sử dụng.

 

Bài viết liên quan
0906588708
Liên hệ